Chuẩn bị Bài UART

2death

Cố Vấn CLB
Staff member
Bài sau đây được viết theo thể loại văn trào phúng với mục đích chủ yếu là xả stress bên cạnh các nội dung về mặt kiến thức xem-như-là-hàn-lâm. Đề nghị quý vị độc giả không-bình-luận-các-câu-bình-luận trong bài sau, bình luận trong bài này chỉ mang tính tham khảo, đọc qua cho biết, không cần biết chính xác tới đâu :D

1. Kiến thức liên quan:

Xem trước bài Cơ bản về RS-232 và sử dụng module USART trong PIC trên trang web của thầy Nguyễn Quang Nam.
Các bạn muốn tìm hiểu nhiều hơn về UART và RS-232 có thể tìm kiếm thông tin trên mạng, chủ đề này đã được viết rất nhiều kể cả bằng tiếng Việt hay tiếng Anh.
(Phần trên này là phần chính xác =]])

2. Tóm tắt:

UART viết tắt của Universal Asynchronous Receiver/Transmitter tức là Bộ truyền / nhận dữ liệu không đồng bộ.
USART: Universal Synchronous & Asynchronous Receiver/Transmitter - có thêm chế độ truyền nhận dữ liệu đồng bộ.
Khi nói đến UART hay USART ta hiểu là đang nói đến "hardware". Các bộ UART được tích hợp trong hầu như tất cả các chip vi điều khiển, và được coi như là 1 module ngoại vi - peripheral.

UART/USART thường kết hợp với các chuẩn giao tiếp (communication standards) như RS-232 để truyền nhận dữ liệu nối tiếp giữa chip vi điều khiển với 1 thiết bị khác, chẳng hạn như máy tính các nhân PC.

Trên máy tính, cổng dùng để giao tiếp RS-232 là cổng DB9 (male), hay còn được gọi là cổng COM.

Giao tiếp RS-232 có rất nhiều hạn chế: tính ổn định thấp, khoảng cách truyền ngắn, tốc độ không cao. Do đó, cùng với sự phát triển của máy vi tính, cổng COM dần dần ... tuyệt chủng.

Hiện nay trên các máy tính để bàn vẫn còn tồn tại cổng COM. Còn trên các laptop thì cổng COM đã hoàn toàn biến mất (Các Laptop nồi đồng cối đá ngày xưa thì vẫn có cổng COM).

Để truyền dữ liệu nối tiếp từ ngoại vi, cổng USB đã tỏ ra là 1 giải pháp hiệu quả (từ máy in, bàn phím, chuột, ... đến các Ổ đĩa di động mà dân gian thường gọi là cái cục USB). Cho nên các nhà sản xuất máy tính loại bỏ cổng COM ra khỏi các dòng máy mới một cách không-ngần-ngại, không-thương-tiếc, vì chả ảnh hưởng đến ai,

ngoại trừ dân kĩ thuật,

Mà chủ yếu là dân kĩ thuật điện tử - tự động.

Cái vấn đề nan giải của dân kĩ thuật, đó là, cần truyền dữ liệu từ các thiết bị ngoại vi kiểu như mạch vi điều khiển về máy tính.
Điều 1, hầu hết các loại vi điều khiển có hỗ trợ UART.
Điều 2, giao tiếp RS-232 cực kì đơn giản, cực kì dễ sử dụng.
Điều 3, khoảng cách truyền 1met – 1.5met trong hầu hết các ứng dụng là chấp nhận được.
Điều 4, các kiểu truyền dữ liệu nối tiếp khác, chẳng hạn như USB hay Ethernet lại đặt ra những vấn đề khó khăn khác cần giải quyết, trong khi chúng ta cần ngay lập tức một giải pháp nhanh – gọn – tiện lợi – dễ xài cho mục đích thu gom dữ liệu và điều khiển.

Có nghĩa là, đối với chúng ta, giao tiếp RS-232 hay cũng gọi là giao tiếp cổng COM là chưa được phép tuyệt chủng.

Vậy chúng ta phải giải quyết cái thể loại vấn đề này như thế nào?

3. Giải quyết vấn đề:

3.1 Giải pháp cho người có máy tính để bàn và muốn tiết kiệm một chút ít tiền bạc:


Thì ta sẽ sử dụng cái cổng COM thân yêu phía sau thùng máy. Nhưng mà rắc rối với cái cổng COM này, hay chuẩn RS-232, đó là mức logic của nó chẳng hề tương thích với chuẩn TTL thân thuộc mà ta dùng cho Vi điều khiển (một lý do nữa mà cổng COM trở nên chướng tai gai mắtcần phải được loại bỏ =)) )

Đại khái là, đối với chuẩn RS-232, mức “logic 1” là khoảng điện áp -3V đến -15V, còn mức “logic 0” là khoảng điện áp từ +3V đến +15V. Cụ thể thì có những thiết bị quy định hơi khác 1 chút, chẳng hạn (+3 đến +12V, …), nhưng tóm lại thì, nó hoàn toàn trật lất nếu so với chuẩn điện áp TTL!

Điều đó dẫn đến vấn đề là phải “đổi mức điện áp” từ chuẩn TTL (0-5V) sang chuẩn RS-232. Do đó, từ Vi điều khiển, ta sẽ phải dùng thêm 1 con IC voltage level shifter, chẳng hạn như con MAX232, nó chả làm được cái gì hết, ngoại trừ việc đổi mức điện áp giữa Vi điều khiển và cổng COM. Việc này cũng có thể thực hiện bằng transistor + vài con trở, bạn nào không thích dùng IC thì có thể tự làm mạch voltage level shifting (not recommend!)

Như vậy để giao tiếp với máy tính qua cổng COM ta cần:
+ Mua 1 con IC MAX232 với giá chưa tới 10k.
+ 4 cái tụ hoá 10uF (thường là có thêm 1 cái tụ 104)
+ Vài linh kiện linh tinh, 1 cái cổng COM cái (female) để hàn trên board, 1 cọng cáp cổng COM (1 đầu đực, 1 đầu cái) (thêm khoảng 20k)
+ Công ủi board, hàn mạch,…

Thật ra thì phương pháp này cũng rất dễ dàng sử dụng, ngoại trừ việc mỗi lần cần chạy thử là ta phải xoay mông cái thùng máy ra ngoài để cắm cáp.
Thuận lợi của giải pháp này là, con chip Max232 có vẻ rẻ tiền, và tồn tại dưới dạng DIP 16 chân, loại hàn xuyên lỗ vô cùng thân thiện.

Tuy nhiên, theo đà tiến hoá của nhân loại, cái cổng COM có vẻ có xu hướng là không tồn tại lâu dài, do đó con người ta mới sinh ra giải pháp thay thế: Giả lập cổng USB thành cổng COM ảo (Virtual COM port), dữ liệu vẫn được truyền nối tiếp theo đúng thể thức cùi lủi của UART, tuy nhiên lại đi qua đường USB (nó hoàn toàn không phải giao tiếp USB). Do đó ta có giải pháp 2:

3.2 Giải pháp người dùng Laptop không có lựa chọn nào rẻ tiền hơn hoặc người dùng máy tính để bàn nhưng muốn xài sang:

Nên nhớ rằng là cái mức điện áp của cổng USB là 0-5V, mình muốn chuyển dữ liệu từ thằng UART của Vi điều khiển tới cổng USB của máy tính, do đó ta chẳng cần mạch voltage level shifting làm gì. Thế là người ta sinh ra các con chip có nhiệm vụ đổi thẳng UART sang USB, gọi là chip USB2UART trong đó thông dụng là 3 con sau:

+ PL2303: hàng Đài Loan, giá… Trung Quốc, tầm 22k/1 con. Rẻ quá không dám bình luận gì hơn.

+ CP2101/CP2102: Hãng Silicon Labs. Khoảng 40k. Hầu như không phải gắn thêm gì trừ vài con tụ, thích thì thêm Led báo hiệu, có sẵn bộ Regulator 3.3V từ nguồn 5V của máy tính, nguồn 3.3V này có thể cấp cho Vi điều khiển. Kích thước siêu nhỏ.

+ FT232: Hãng FTDI. Đại khái giống CP2102, trừ việc giá nó lên tới 70-75k. Đảm bảo chất lượng.

Điều khó chịu với cả 3 con này là, chúng nó đều là chip dán, nên làm mạch nhiêu khê hơn, bạn nào khéo tay có thể ủi được, nếu không thì đi đặt mạch in quách cho nó an lành.
Riêng con CP2102 nhỏ quá và chân gầm nên rất khó hàn, kích thước nó nhỏ hơn mấy con kia nhiều nên khó xử lý nó hơn, có thể phải dùng đến máy khò thì mới ịn được con CP2102 lên cái board.
FT232 nên mua loại FT232RL có 2 hàng chân, đó là con dễ hàn nhất.

Đối với mấy loại này ta có thể nối thẳng 2 chân RX, TX từ Vi Điều Khiển tới chip USB2UART, từ chip USB2UART gắn thêm 1 cái cổng USB tới máy tính, thế là xong.

Tham khảo giá tại Thiên Minh:
http://www.tme.vn/Products.aspx?cateId=177

3.3 Giải pháp cho đại gia hoặc những người lười biếng, hoặc những người thích xài đồ cũ:

Tức là cách này tốn nhiều tiền nhất, dành cho những người không thích, hoặc không biết, hoặc ngại đụng đến linh kiện dán, hoặc trên board mạch cũ/thiết bị cũ đã có sẵn phần mạch chuyển đổi UART-RS232 (tức là có sẵn con MAX232) mà không cách nào gỡ bỏ được.

Tóm lại là ta cần đổi từ USB sang RS-232 (hay COM) [Lúc nãy là USB2UART, tới đây còn thắc mắc không?]

+ Cần 1 mạch voltage level shifting (MAX232) + 1 cổng COM cái hàn trên board (nếu có sẵn rồi thì thôi).
+ 1 cọng cáp chuyển đổi có tên là COM2USB hay RS232-to-USB, cáp này mua được ở Nhật Tảo và các cửa hàng bán linh kiện máy tính, ví dụ như Phong Vũ.

Cọng cáp ở Phong Vũ của hãng Zitek, đương nhiên là hàng Trung Quốc nhưng có tên tuổi đàng hoàng, giá chừng 200k (loanh quanh đâu đấy).
Cọng cáp ở Nhật Tảo giá khoảng 60k, cũng là hàng China nhưng chả biết nguồn gốc thế nào, nhiều người đã dùng thử và nhận xét rằng cọng cáp này “không thể tin được”!

Thiên Minh cũng bán cọng cáp thế này với giá 200k dùng chip FT232 (chắc là đáng tin hơn, nếu FT232 này là chip chính hãng chứ không phải hàng nhái :D:D)
http://www.tme.vn/Product.aspx?id=867&CateId=288

Tóm lại, giải pháp này vừa tốn tiền mua cọng cáp (khoảng 200k), vừa tốn công làm cái mạch MAX232 (khoảng 20k nữa). Tuy nhiên cọng cáp thì dễ mua và mạch Max232 cũng dễ làm :)

3.4 Giải pháp dành cho những người quá lười không còn chỗ nào để chê:

Chạy ra Thiên Minh mua cái board FT232 với giá 120k về xài! (Không còn gì để nói thêm).
Module này kết nối thẳng với MCU và cổng USB (kết nối với USB qua 1 sợi dây đổi jack USB mini và USB thường)
Là cái này (hình như gần hết hàng rồi)
http://www.tme.vn/Product.aspx?id=866&CateId=288


Còn tiếp: Sơ đồ nguyên lý + layout cho cái đống kể trên.

--> Xem tiếp bài #10, #11, ...
 
mach FT232

mạch FT232 mà hôm bữa chị phương đưa cho bọn em vẽ layout 2 lớp đó em thấy vẽ 1 lớp cũng được mà.tại em đi 2 lớp thấy uổng quá.tại đi sang lớp 2 thì chỉ co 2 thằng header là xuyên lỗ còn lại là linh kiện dán hết mà di 2 lớp phải dùng đến jumper thì uổng quá.
 

2death

Cố Vấn CLB
Staff member
mạch FT232 mà hôm bữa chị phương đưa cho bọn em vẽ layout 2 lớp đó em thấy vẽ 1 lớp cũng được mà.tại em đi 2 lớp thấy uổng quá.tại đi sang lớp 2 thì chỉ co 2 thằng header là xuyên lỗ còn lại là linh kiện dán hết mà di 2 lớp phải dùng đến jumper thì uổng quá.
Ừh, tại bài đó là bài tập vẽ 2 lớp mà :D Nên lấy cái mạch ft232 làm ví dụ cho đơn giản thôi, chứ vẽ 1 lớp cũng được rồi.
 
vậy là mình làm đó phải không chị?mà nghĩ lại hàn ic dán ngán quá.chân nó nhỏ mà lại sát nhau quá.
 

tungbk

Cố Vấn CLB
Staff member
chị Phương làm sao mình test cái mạch max232 còn được k .Hôm qua ghim vô thấy nóng ran con max232 đo lại thì k có chập nguồn ,hôm nay ghim vô thì không thấy j
Nối tắt 2 chân RX/TX rồi dùng hyper terminal mà sao k có hiện tượng j hết.
chị có code nào bấm kí tự trên hyper hiện lên lcd k cho e thử cái mạch .
 

BKDEE

Trứng gà
mình cùng bị hiện tượng như bạn, có lẽ cháy con max232 rồi ...
 

2death

Cố Vấn CLB
Staff member
Con max232 rẻ tiền mà cháy sao đâu, có khi cháy cổng COM hay cổng USB rồi:D
Mấy bạn vẽ layout dùng footprint cổng COM trong thư viện là loại male, mình làm female phải lật lại đó (phím T)
 

tungbk

Cố Vấn CLB
Staff member
ôi thế là thôi rồi làm 3 cái mạch (1 mạch ủi hư,1 mạch hàn hư,1 mạch k chạy)giờ mới để ý cái DB9 trong thư viện là Male còn mình mua là Female:mad: hèn chi lần 1 ghim vô con max232 nóng như lửa sau đó thử lại mát rượi k có j hết
Chạy gấp NgKim tậu 2 em mới cũng k được.
Không còn j để nói chỉ còn cầu mong ....nam mô... cái cổng COM:(.
Vậy là phải vẽ lại mạch lần nữa rồi.Thử lần 4.
 

2death

Cố Vấn CLB
Staff member
Ngày ấy chị thử có 1 lần là đi cái cổng COM rồi :D, ko có cơ hội thử lần 2, he he. Nguyên nhân sâu xa là cái footprint có sẵn của orcad nó vẽ male, ko tìm thấy cái nào vẽ female hết, ngại sửa footprint nên để đó luôn :x :x :x
 

2death

Cố Vấn CLB
Staff member
Sơ đồ nguyên lý và Layout - Mạch RS232 to UART dùng Chip MAX232

Thực sự thì chíp MAX232 chỉ làm nhiệm vụ là dời mức điện áp (level vlotage shifting) từ chuẩn TTL của Vi điều khiển sang chuẩn RS232 của cổng COM mà thôi.

Schematic mạch MAX232 như sau:


- Cổng COM dùng cho mạch này là cổng COM cái, loại "on-board" - theo tiếng Nhật (Tảo), tức là loại có cái vỏ nhựa màu đen.
- Header 4: là phần để kết nối với mạch MainPIC, phải nối 4 dây từ mạch MainPIC sang, bao gồm 2 dây cấp nguồn 5V, và 2 dây RX, TX gắn vào các chân tương ứng.

- Để kết nối với cổng USB: cần sử dụng thêm 1 cọng cáp USB_RS232. Cáp này có 1 đầu là cổng COM đực và 1 đầu là cổng USB.

Các file OrCAD schematic và layout mạch MAX232:
Code:
http://www.mediafire.com/?7e0386yjdtxagcp
 

2death

Cố Vấn CLB
Staff member
Sơ đồ nguyên lý và Layout - Mạch USB to UART dùng Chip FT232

Chip FT232 chuyển đổi từ UART (module UART tích hợp sẵn trong các loại vi điều khiển) sang thẳng USB, không cần qua mạch dời mức điện áp.

Sơ đồ nguyên lý mạch này như sau:


Mạch này sử dụng jack USB-mini (cho nhỏ gọn), tất nhiên để nối với cổng USB máy tính thì phải có thêm sợi dây chuyển đổi giữa 2 loại jack USB, loại dây này khoảng hơn 10 ngàn. Tự mua 2 đầu USB về nối dây cũng được, nhưng mà xấu :D.

Tuy nhiên, tuỳ nhu cầu, các bạn có thể vẽ lại mạch mà thay bằng cổng USB type A hay type B thông thường.

Kết nối với MCU thông qua header 6, trong đó:
+ Pin 6 - GND: Phải nối chung GND của 2 mạch.
+ Pin 3 - TXO: Nối với chân RX của MCU
+ Pin 2 - RXI: Nối với chân TX của MCU
+ Pin 1 và 5: thường không dùng tới.

+ Pin 4 và JUMPER:

---- Điều 1: Chip FT232 chạy bằng nguồn 5V lấy từ cổng USB, bên trong chip có sẵn 1 bộ regulator để tạo ra nguồn 3.3V. Nguồn 3.3V do chip Ft232 tạo ra được cấp ra ngoài qua chân 3V3OUT [Như vậy, cái chân này, dùng để cấp 3.3V ra ngoài, chứ không phải là chỗ để cấp nguồn 3.3V vào cho nó nhé]

---- Điều 2: Chân VCCIO của FT232 (chân số 4 - trong schematic trên nối với net POWER) quy định mức điện áp của các chân I/O, nếu I/O sử dụng mức điện áp là 5V (khi giao tiếp với MCU 5V) thì nối chân VCCIO này với nguồn 5V, và tương tự nếu dùng 3.3V (khi giao tiếp với MCU 3.3V) thì nối VCCIO với chân 3V3OUT. (nếu dùng các mức khác như 1.8V hay 2.5V thì cần tạo nguồn phù hợp)

---- Việc chọn mức điện áp I/O được thực hiện bằng JUMPER. Nối 1 jumper từ chân POWER (chính giữa) sang 1 trong 2 bên 5V/3V3 để cấp nguồn vào chân VCCIO.

---- Nếu muốn dùng nguồn từ cổng USB cấp cho board MCU thì nối chân số 4 của header sang board MCU (với điều kiện board MCU tiêu thụ dòng thấp - cách này không khuyên dùng. Vì khả năng cấp dòng của cổng USB máy tính là có hạn, không nên lạm dụng nó cho mạch MCU, hơn nữa, lỡ bên ngoài có chuyện gì, thì hại đến chip FT232 và cổng USB)

---- Nếu board MCU dùng nguồn riêng thì để trống pin 4.

Nếu bạn nào đọc tới đây thấy đoạn trên viết lủng củng quá chẳng hiểu gì, thì đọc thêm trong datasheet của em FT232 nhé :D

Các file OrCAD của mạch FT232 (lưu ý Layout 2 lớp, nếu bạn nào muốn ủi thì sửa lại thành 1 lớp rồi ủi, chúc may mắn :D )
Code:
http://www.mediafire.com/?4d1gywjej7oq89x
 

2death

Cố Vấn CLB
Staff member
Sơ đồ nguyên lý và Layout - Mạch USB to UART dùng Chip CP2102

Tương tự như FT232, tuy nhiên chip CP2102 rẻ hơn nhiều (giá = 1/2 so với FT232). Bù lại, con này hình vuông, chân gầm, phải dùng máy khò mới hàn được :cool:

Sơ đồ nguyên lý:


OrCAD file:
Code:
http://www.mediafire.com/?9onuolbvi4w9n5p
 

2death

Cố Vấn CLB
Staff member
Chip PL2303 nhìn chung hoạt động cũng tương tự FT232 và CP2102, nhưng phải gắn thên thạch anh và một số tính năng khác không bằng, tuy nhiên, giá nó quá rẻ (chỉ = 1/4 so với FT232, chắc là hàng Đài Loan :D) và hoạt động cũng được.
PL2303 không thích hợp để hoạt động trong công nghiệp và môi trường nhiều nhiễu.
PL2303 cũng là chip dán, nhưng vẫn còn hàn được (giống FT232RL - loại có 2 hàng chân)

Hướng dẫn chi tiết về PL2303 + schematic + layout 1 lớp - có-thể-ủi, các bạn xem link sau trên 4rum lớp DD07KSTN:
http://lopdd07kstn.forumotion.net/t306-topic
 
Mấy anh chị cho em hỏi cái module USB to UART mua 120k ở Thiên Minh có 4 chân RX TX GND và 3.3V nhưng không có jump nào cả. Vậy nếu mình gẳn cổng USB vào máy mà cấp thêm nguồn ngoài 3.3V để chạy UẢT thì có ổn không? Có ảnh hưởng gì tới module hay cổng ÚB không?
 

pc_is_me

Thành Viên PIF
ko cần cấp nguồn 3.3v đâu cắm vào là chạy thui .... mình làm rùi....
 

tungbk

Cố Vấn CLB
Staff member
Giờ đọc lại datasheet mới thấy mình ăn trúng cục lầm thiệt to;
Thật ra chân kí hiệu 3.3v trên board thiên minh và chị Phương là chân OUTPUT (kí hiệu 3V3OUT) ;không phải input cấp nguồn cho IC (khác với khái niệm nguồn VCC cho FT232 là 3.3-5.25V)
-->trong FT232 có 1 khối LDO chuyển áp ở chân VCC (VD:5V của nguồn USB) sang 3.3V . Áp này dùng cấp nguồn cho khối xử lí ở trong FT232 đồng thời là áp có thể dùng như 1 nguồn cung cấp tải bên ngoài(pin17),nhưng thường nối qua chân VCCIO(pin4) làm áp tham chiếu để so sánh mức logic cho khối UART .
[Nếu VXL dùng 5V thì chân VCCIO này phải nối lên 5V và nếu VXL là 3.3V thì chân VCCIO nối lên 3.3V.]
Nhưng board thiên minh nó hàn luôn VCCIO với chân 3V3OUT với chú thích "VCCIO có thể chọn lựa 5V hoặc 3V3 bằng cách tách một mối hàn có sẵn trên board" thật ra nếu mình dùng như vầy thì không chính xác lắm vì PIC CLB đang dùng thường cấp 5VDC ==> nên mạch có option VCCIO 5vdc hay 3.3vdc của chị Phương là đúng nhất ;);).(Giờ mới hiểu !!! )
( P/S: muốn thay VCCIO lại 5vdc phải tách mối hàn này ra và hàn thêm cái header lên chân VCCIO nó kéo sẵn ra header 2 bên rồi tùy ý nối mấy Volt cũng được : cái này là lí thuyết chưa thử vì không có mạch này ;) )
 

josdoaitran

Trứng gà
Mình thì chưa có kinh nghiệm về mấy cái trên lắm nhưng
[Nếu VXL dùng 5V thì chân VCCIO này phải nối lên 5V và nếu VXL là 3.3V thì chân VCCIO nối lên 3.3V.]
Nhưng board thiên minh nó hàn luôn VCCIO với chân 3V3OUT với chú thích "VCCIO có thể chọn lựa 5V hoặc 3V3 bằng cách tách một mối hàn có sẵn trên board" thật ra nếu mình dùng như vầy thì không chính xác lắm vì PIC CLB đang dùng thường cấp 5VDC ==> nên mạch có option VCCIO 5vdc hay 3.3vdc của chị Phương là đúng nhất .(Giờ mới hiểu !!! )
Bạn nói vậy nếu gắn ở áp 3,3v thì PIC CLB có hoạt động như bình thường được không?
 

2death

Cố Vấn CLB
Staff member
May mà con PIC này (16F887), nó hoạt động ở Vcc từ 2.7-5.5V, nên, 3.3V nó vẫn hiểu là mức 1. (Một số con PIC khác nó chỉ có 1 mức Vcc là 5V thì phải tra datasheet xem mức "1" của nó là từ mấy volt trở lên)
 

thanhtam.vaa

Thành Viên PIF
Em mua cái mạch 120k ở thiên minh, nhưng các chân của nó theo thứ tự là GND-RxD-TxD-3.3V Thứ tự này không đúng thứ tự như trên port UART của mạch main pic(Cái này thì có thể kết nối từng chân một với nhau) nhưng điện áp cũng không phải 5V. Em thấy trên web Thiên Minh có nói là : "có thể chọn lựa 5V hoặc 3V3 bằng cách tách một mối hàn có sẵn trên board". Em xem sơ đồ thì không biết phải tách mối hàn nào...với lại cũng không dám mạo hiểm... Mong các anh chị chỉ giáo giúp em.
 

josdoaitran

Trứng gà
Em mua cái mạch 120k ở thiên minh, nhưng các chân của nó theo thứ tự là GND-RxD-TxD-3.3V Thứ tự này không đúng thứ tự như trên port UART của mạch main pic(Cái này thì có thể kết nối từng chân một với nhau) nhưng điện áp cũng không phải 5V. Em thấy trên web Thiên Minh có nói là : "có thể chọn lựa 5V hoặc 3V3 bằng cách tách một mối hàn có sẵn trên board". Em xem sơ đồ thì không biết phải tách mối hàn nào...với lại cũng không dám mạo hiểm... Mong các anh chị chỉ giáo giúp em.
bạn nên đọc từ đầu nha! Mạch mua ở Thiên Minh là dùng con FT232

Kết nối với MCU thông qua header 6, trong đó:
+ Pin 6 - GND: Phải nối chung GND của 2 mạch.
+ Pin 3 - TXO: Nối với chân RX của MCU
+ Pin 2 - RXI: Nối với chân TX của MCU
+ Pin 1 và 5: thường không dùng tới.

+ Pin 4 và JUMPER:

---- Điều 1: Chip FT232 chạy bằng nguồn 5V lấy từ cổng USB, bên trong chip có sẵn 1 bộ regulator để tạo ra nguồn 3.3V. Nguồn 3.3V do chip Ft232 tạo ra được cấp ra ngoài qua chân 3V3OUT [Như vậy, cái chân này, dùng để cấp 3.3V ra ngoài, chứ không phải là chỗ để cấp nguồn 3.3V vào cho nó nhé]

---- Điều 2: Chân VCCIO của FT232 (chân số 4 - trong schematic trên nối với net POWER) quy định mức điện áp của các chân I/O, nếu I/O sử dụng mức điện áp là 5V (khi giao tiếp với MCU 5V) thì nối chân VCCIO này với nguồn 5V, và tương tự nếu dùng 3.3V (khi giao tiếp với MCU 3.3V) thì nối VCCIO với chân 3V3OUT. (nếu dùng các mức khác như 1.8V hay 2.5V thì cần tạo nguồn phù hợp)

---- Việc chọn mức điện áp I/O được thực hiện bằng JUMPER. Nối 1 jumper từ chân POWER (chính giữa) sang 1 trong 2 bên 5V/3V3 để cấp nguồn vào chân VCCIO.

---- Nếu muốn dùng nguồn từ cổng USB cấp cho board MCU thì nối chân số 4 của header sang board MCU (với điều kiện board MCU tiêu thụ dòng thấp - cách này không khuyên dùng. Vì khả năng cấp dòng của cổng USB máy tính là có hạn, không nên lạm dụng nó cho mạch MCU, hơn nữa, lỡ bên ngoài có chuyện gì, thì hại đến chip FT232 và cổng USB)

---- Nếu board MCU dùng nguồn riêng thì để trống pin 4.

Nếu bạn nào đọc tới đây thấy đoạn trên viết lủng củng quá chẳng hiểu gì, thì đọc thêm trong datasheet của em FT232 nhé
 
Top