help! thiết kế mạch DC-DC (buck)

nguyenquoctrung-hhk

Thành Viên PIF
uhm! em hiểu rồi, cám ơn anh nhiều lắm, thứ 7 em lên phòng thí nghiệm tiếp, có hiện tượng gì nữa, em sẽ nói lại với các anh.
 

nguyenquoctrung-hhk

Thành Viên PIF
mạch kích mostfet theo như em tìm hiểu trên mạng thì nó có một điện R(gate), mà cái điện trở này rất quan trọng.
trích dẫn tài liêu như sau:
_"ngõ vào của MOSFET là phiến bán dẫn bằng oxide kim loại (MOS / Metal Ocide Semiconductor) nên chúng có điện dung khá lớn. Điện áp kích V(gate) lưu lại trên điện dung này dưới dạng tĩnh điện tàn dư trên gate làm cho MOSFET không tắt được I(ds) gây thiết đoạn cường độ (cut-off current). Ảnh hưởng của tàn dư tĩnh điện trên gate càng lớn khi tần số càng cao."
_"Do vậy mà cần có mạch dập tĩnh điện tàn dư trên gate"
_"R(gate) hay R(b) + mạch dập tĩnh điện tàn dư là bộ phận của mạch driver này."
_"R(gate) còn phụ thuộc vào mạch dập tĩnh điện tàn dư trên gate và vào mức chênh lệch giữa điện áp xung kích dẫn với điện áp V(gate) tối đa -(max Vgate) trong datasheet"
với những yếu tố trên thì làm thế nào mình ước lượng điện trở R(gate)?,có công thức xấp xỉ nào không anh?
còn mạch đập tĩnh điện, thấy có vẻ lạ quá, hic?
 
đúng là tất cả các con ic thuộc dạng mosfet thì đều có tụ ký sinh Cgs rất lớn. nhưng dòng mosfet tần số làm việc của nó rất lớn từ Mhz đến Ghz nên anh nghĩ mạch của em làm việc cũng chỉ 10khz thôi nên cũng chưa cần quan tâm đến tụ ký sinh đó làm gì.
 

nguyenquoctrung-hhk

Thành Viên PIF
em cho mạch làm việc trong tần số 50k Hz tại con IRF540 nó chịu được tần số đó, vậy có cần quan tâm tới không anh?
 

nguyenquoctrung-hhk

Thành Viên PIF
tại em tham khảo tài liệu, nếu tần số càng thấp thì chất lượng đầu ra càng thấp, do điện áp gợn sóng cao ảnh hưởng bởi đặc tính nạp xả cuộn cảm, nếu chọn tần số cao thì có thể giảm được sóng điện áp đầu ra, mặc khác có thể tăng giá trị của tụ, nhưng phải tính thời gian xả tụ, nếu không làm ảnh hưởng áp đầu ra không như mong muốn
mà khi chọn tần số cao thì phải xem đến con MOSTFET có hoạt động ở tần số đó không, cái thứ 2 là tăng "tàn dư tĩnh điện trên cực G", nên em mới quan tâm vấn đề đó. em cũng đuối với cái mạch kích lắm. mới đầu đo được điện áp 18V đỉnh ở cực D (dùng con IRF9540, sau đó dùng con IRF9540 cũng không được), bây giờ bị cái gì mà điện áp đỉnh đỉnh có 2V, mà chập chờn nữa, kiểm tra thì con mostfet không hư?
 

nguyenquoctrung-hhk

Thành Viên PIF
em dùng tần số 50 kHz từ lúc thí nghiệm đến bây giờ lun! thấy đúng có 1 lần kích, còn bây giờ cứ 2V đỉnh-đỉnh , sóng đầu ra ở cực D cũng không tốt nữa! em kiểm tra lại chân cấp xung RC2 của con pic thì chuẩn! khi đưa xung này qua BJT, sóng điện áp ở cực C không còn như lúc đầu nữa, thành kiểu xung tam giác, bị giảm xuống còn 2v đỉnh-đỉnh, so với lúc đầu điện áp là 5v đinh-đỉnh
 
giờ em tháo con FET ra đo thử xem điện áp trên cực c của con c1815 xem sao. nếu nó ra đúng thì phải gần đúng 18v đỉnh đỉnh và em tháo luôn con zener luôn rồi thử
 

tranhieu_hcmut

Cố Vấn CLB
Staff member
Làm từng bước 1 nghen e:
- Giảm tần số đầu vào, anh Huy làm nhiều mạch rồi mà cũng chưa dám làm trên 20Khz đó e. e làm khoảng 15kHz thôi (phải thay lại tụ điện & cuộn cảm)
- kiểm tra transistor kích có bị gì ko, chắc ăn thì quăng luôn con cũ, thay con mới vào..
- Khoan hãy gắn FET vào, kiểm tra đầu ra trên cực C có ok ko? nếu ok thù nó tầm khoảng gần 18v (do sụt áp trên Vce). nếu chưa ok thì giảm Rb xuống từ từ, đủ để transistor dẫn bão hoà.
- Gẳn tải giả (khoảng vài trăm ohm thôi) & FET vào...sau đó test
 

nguyenquoctrung-hhk

Thành Viên PIF
tình hình có chuyển biến tích cực, hi!!em cho đầu vào 12V chọn tần số làm việc 15 khz, làm theo như anh Hiếu chỉ, đo BJT đầu ra cở gần 12V đỉnh-đỉnh, lắp mostfet IRF540 vào đo, thì áp ở chân S là 7V đỉnh-đỉnh( sóng vuông rất đẹp hihi), sau đó em thay đổi nguồn vào tăng lên rồi giảm xuống thấy áp ở chân S thay đổi theo, như vậy mạch đã được kích nhưng con mosfet sao sụt áp dzữ quá!! hay nó có vấn đề hả anh!
 

tranhieu_hcmut

Cố Vấn CLB
Staff member
Tại sao e lại lo cái đó nhỉ, sao e ko lo cái đầu ra kia kìa. Vds con này chịu những 100V...sụt 5V là hoàn toàn chính xác, chả sao cả, mạch chạy tốt rồi đó...xem thêm kỹ thuật xung để hiểu nguyên lý.
 

nguyenquoctrung-hhk

Thành Viên PIF
ak! sao lại sụt áp lớn vây anh! em nghĩ có 1-2V là cùng, hic! mà thui không sao, thầy em nói khâu hồi tiếp rất hay, nếu bây giờ đầu vào thay đổi thì làm sao đầu ra vẩn đảm bảo ổn định và con PIC ko bị cháy?
 
em tra datasheet của con đó nhé. nếu em không dùng nguồn đó để cung cấp ccho con pic thì chắc chắn là nó sẽ không đai nhưng nó sẽ đai chân adc mà em dùng để lấy mẫu. để làm được điều đó thì mạch hồi tiếp của em phải có mạch xén và mạch chia áp. giả sử con pic chịu áp tối đa là 5v thì em dùng mạch chia đôi điện áp lúc này giá trị ngõ ra của em tối đa là 10v thì em nên dùng mạch xen 10v tức là ngõ râ dưới 10v thì dữ nguyên gá trị của nó. còn giá trị ngõ ra trên 10v thì nó bị xén còn 10v. vậy là con pic vẫn được bảo vệ. và vấn đề là em phải điều chỉnh pwm sao cho điện áp ngõ ra phải giảm nhanh xuống để nó ổn định.
 

nguyenquoctrung-hhk

Thành Viên PIF
tình hình rất tốt mấy anh! sáng nay em đã thử thành công mạch đã buck, thay đổi giá trị của tải giả thì sẽ có ảnh hưởng tới việc thay đổi độ rộng xung vì nếu tải lớn thời gian xả rất nhanh, tải nhỏ thì xả chậm, dẫn đến trường hợp tới một giá trị nào đó áp ra không thay đổi cho dù có tăng độ rông xung,hihi!
bây giờ đến khâu hồi tiếp, theo như anh tuấn hướng dẫn là dùng 1 cái mạch xén, nhưng theo em nghĩ nếu dùng mạch xén, xén thẳng lun 5V, cần gì phải hồi tiếp nhỉ ? em thấy có vẻ cũng đúng, nhưng không khả quan cho lắm ? có thể dùng 1 biến trở ở cầu phân áp, vặn cho nó có điện áp đủ nhỏ để hồi tiếp về PIC được không anh?
 
thực ra mạch xén em chỉ cần dùng một con zener để bảo vệ chân cho con pic để tránh trường hợp sấu nhất thội. còn mạch hồi tiếp là để chỉnh điện áp ra cho ổn định. mạch xén chỉ có tác dụng khi mạch có điện áp vọt cao. còn khi điện áp thấp thì không có tác dụng gì cả. còn điện trở phân áp thì em cũng phải làm chứ. em nên chia đôi điện áp luôn vì mạch em dùng 5v nên phải chia đôi xuống 2.5v cho kênh khi nó vọt lố lên 10v thì điện áp hồi tiếp cũng mới 5v an toàn cho pic và chia đôi điện áp thì nó cân dễ tính toán hơn khi điều chỉnh PWM
 
Top