Chào em,
Anyway, ý kiến của một bạn học CLB trước em, nhưng chưa ra trường, và học ngành không cùng em, em có thể tham khảo như là một ý kiến đóng góp cho quyết định của mình.
Tuy vậy, nhìn những lớp đàn anh khác của PIF đã ra trường và công tác được khoảng 3-4 năm, đúng chuyên ngành Viễn Thông, làm về mảng network ở những tập đoàn lớn như Viettel, FPT, Cisco,..., thì cô có thể khẳng định với em rằng, tất cả những gì em học ở trường là không dư thừa, tất cả những gì em tự học thêm, tự làm thêm, dù hiện tại em nghĩ là không đúng chuyên ngành, đều góp phần để lại trong đầu em một "thứ gì đó" mà chắc chắn em sẽ dùng tới.
Mà tệ hơn nữa là, sau khi em học chừng ấy rồi, em bỗng phát hiện ra là chưa đủ, giá như thời sinh viên mình dành nhiều thời gian để thu nạp những thứ có ích hơn.
Việc em hiểu biết càng nhiều thì những điều em tận dụng được cho công việc càng nhiều. Khi kiến thức nhiều thì tầm nhìn của mình sẽ xa, mọi quyết định cho công việc cũng như cho cuộc sống của em hẳn là sẽ sáng suốt hơn.
Gần gũi nhất, việc em học về MCU, communication cơ bản, objective language sẽ là thứ em cần dùng, ít nhất là dùng được một phần nào đó cho các nhiệm vụ sắp tới của em. Khi mình biết nhiều hơn thì sự lựa chọn của mình sẽ không bị hạn hẹp.
----
Chuyện không liên quan:
1 anh chàng K09 làm ở Viettel Network một ngày đẹp giời lò mò về CLB hỏi cách quấn biến áp xung
1 ku K08 khác cũng làm ở Viettel mới hỏi thăm làm sao design một cái nguồn từ 48V DC xuống thành các mức gì đó, đáp ứng tiêu chuẩn gì đó để dùng cho hệ thống của họ.
1 bạn FPT thì giờ này lôi MCU ra code vì có những thứ phải chính tay mình làm mới tin được.
Kỹ sư Bách Khoa đi đến đâu có giá trị đến đó em, nhưng phải không ngừng cố gắng và đắp lên đầu mình nhiều thứ. Chỉ sợ tuổi trẻ không đủ dài để học thôi em.