Hungsons1f
Thành Viên PIF
Chào mn, mình là Nguyễn Hùng Sơn, khoá K17 (C18). Mình đã hoàn thành chặng đường 4 năm "ăn hành" tại BK thân yêu của chúng ta, vì vậy, mình sẽ để lại mẩu di chúc này cho những bạn có hứng thú về lĩnh vực Tự động hoá (hơi lạc quẻ chút so với hướng nghiên cứu của CLB )
1. Tự động hoá là gì?
Sau ngần ấy năm nghiên cứu, tại hạ đã phát hiện ra rằng.... mình vẫn chưa định nghĩa được vấn đề này . Nhưng nếu nói về cảm nhận, thì mình nghĩ tự động hoá là một ngành hướng về giải pháp và tính ứng dụng nhiều hơn là đi nghiên cứu. Nó quan tâm đến các vấn đề về tích hợp hệ thống, thiết kế và lựa chọn các thành phần để tối ưu hoá hiệu suất và giảm chi phí tối đa, làm sao để xây dựng một quy trình hay hệ thống hoạt động tự động và theo ý đồ của con người. Và những kỹ sư tự động đều là những tay "ảo thuật gia" hàng đầu, những "phù thuỷ" biến những điều tưởng chừng vô lý trở nên hết sức thuyết phục .
Tự động hoá có 3 mảng, là tự động hoá nhà máy (chuyên điều khiển quá trình rời rạc và máy móc, robot), tự động hoá quá trình (chuyên về điều khiển quá trình liên tục, nhiệt độ, lưu lượng, áp suất), và mới nhất là tự động hoá toà nhà (điều khiển hệ thống thông gió, báo cháy trong nhà...)
Vậy, để theo đuổi ngành tự động hoá, chúng ta cần làm gì? Ờm.... đó là câu hỏi mang tính triết học, tại vì mình cũng méo biết câu trả lời . Nó là một thứ rất rộng và bao hàm rất nhiều vấn đề, nên thật sự không thể nào nắm hết được tự động hoá. Tuy nhiên, cái gốc của nó nằm ở giải pháp, nghĩa là không cần quan tâm bạn sử dụng kỹ thuật gì, chỉ cần nó chạy đạt mọi yêu cầu là bạn thành công. Có một số thứ chúng ta có thể tìm hiểu trước trước khi vào ngành:
- Cảm biến, động cơ, van và các thiết bị tự động
- Các phương pháp đo đạc đại lượng vật lý
- Truyền số liệu và mạng truyền thông công nghiệp
- Vi xử lý, thiết kế PCB và hệ thống nhúng
- Lập trình C, lập trình thủ tục, lập trình hướng đối tượng
- Hệ thống số, kỹ thuật số, máy trạng thái
- PLC, PAC, IPC, các ngôn ngữ lập trình IEC61131-3
- SCADA, MES
- Lý thuyết điều khiển: PID, điều khiển mờ
- Robot, NC, CNC, điều khiển chuyển động
- Xử lý ảnh
- IoT, AI
- Các tiêu chuẩn công nghiệp
- Bản vẽ công nghiệp, P&ID, sơ đồ nguyên lý, CAD
Ờm..... quá nhiều phải không? Nhưng tin mình đi, đây mới chỉ là cơ bản để bạn trở thành 1 "thuật sư" tự động
2. Luận văn của mình, liệu có ăn được không?
Câu trả lời là không, tại đây không phải đồ ăn . Tuy nhiên, nó là đứa con tinh thần đáng trân trọng của mình, ấp ủ bao nhiêu tâm huyết, tương tư tình cảnh các kiểu con đà điểu trong đó. Để tạo ra nó, mình đã tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau..... à thôi, dừng xiaolin ở đây . Nó là thứ chỉ để giúp mình qua môn luận văn và dõng dạc chém gió và gáy khét với các thầy hội đồng. Cơ mà, có khá nhiều kỹ thuật đáng để các bạn tham khảo và phát triển thêm trong này.
Về mặt tổng thể, luận văn mình là một hệ thống tự động gần như đầy đủ các thành phần chính trong một nhà máy, từ các cảm biến, thu thập dữ liệu lên PLC, đến SCADA và IoT, tổng hợp CSDL. Vì ý định ban đầu của mình là nghiên cứu tổng quát về tự động hoá, nên mình không đi chi tiết vào từng phần, mà là làm toàn bộ. Một số kỹ thuật đáng chú ý được sử dụng bao gồm:
* Xây dựng kiến trúc hệ thống tự động
* Vận hành ảo
* Mô phỏng quá trình bằng Matlab
* Matlab C-Mex S-function
* Truyền thông Modbus TCP/IP
* Lập trình IPC Beckhoff dùng ngôn ngữ ST, chuẩn IEC61131-3
* Lập trình hướng đối tượng trong tự động hoá
* Thiết kế Beckhoff TwinCAT HMI
* Xử lý CSDL SQL trên IPC Beckhoff
* Truyền thông ADS
* Cấu trúc phần mềm, mô hình MVVM, MVP
* Lập trình C# WPF app
* Cơ chế hồi phục dữ liệu khi gián đoạn đường truyền
* Cài đặt MQTT lên Beckhoff IPC
* Xây dựng Webserver dùng Nodered
* Xây dựng CSDL NoSQL trên Webserver
* Bảo mật đường truyền, chuẩn bảo mật SSL, TLS
Đây đều là các từ khoá có thể search được trên GG. Một số link tham khảo có thể tìm thấy trong source luận văn của mình.
3. Suộc
Vậy là xong phần khai vị, giờ là đến món chính này. Đó là toàn bộ tài nguyên có liên quan đến luận văn mình. Mình mong rằng thế hệ sau sẽ có ai đó kế thừa và phát triển sâu hơn những gì mình đã làm được trong luận văn, và quan trọng hơn, là biến lý thuyết trở thành thực tế
Link GG Drive: Meo1
Link Github: Meo2
Link Demo Youtube: Meo3 (Nếu muốn, cày view cho mình nhé )
Cảm ơn các bạn đã đọc, chúc các bạn thành công (hoặc thành thụ)!
1. Tự động hoá là gì?
Sau ngần ấy năm nghiên cứu, tại hạ đã phát hiện ra rằng.... mình vẫn chưa định nghĩa được vấn đề này . Nhưng nếu nói về cảm nhận, thì mình nghĩ tự động hoá là một ngành hướng về giải pháp và tính ứng dụng nhiều hơn là đi nghiên cứu. Nó quan tâm đến các vấn đề về tích hợp hệ thống, thiết kế và lựa chọn các thành phần để tối ưu hoá hiệu suất và giảm chi phí tối đa, làm sao để xây dựng một quy trình hay hệ thống hoạt động tự động và theo ý đồ của con người. Và những kỹ sư tự động đều là những tay "ảo thuật gia" hàng đầu, những "phù thuỷ" biến những điều tưởng chừng vô lý trở nên hết sức thuyết phục .
Tự động hoá có 3 mảng, là tự động hoá nhà máy (chuyên điều khiển quá trình rời rạc và máy móc, robot), tự động hoá quá trình (chuyên về điều khiển quá trình liên tục, nhiệt độ, lưu lượng, áp suất), và mới nhất là tự động hoá toà nhà (điều khiển hệ thống thông gió, báo cháy trong nhà...)
Vậy, để theo đuổi ngành tự động hoá, chúng ta cần làm gì? Ờm.... đó là câu hỏi mang tính triết học, tại vì mình cũng méo biết câu trả lời . Nó là một thứ rất rộng và bao hàm rất nhiều vấn đề, nên thật sự không thể nào nắm hết được tự động hoá. Tuy nhiên, cái gốc của nó nằm ở giải pháp, nghĩa là không cần quan tâm bạn sử dụng kỹ thuật gì, chỉ cần nó chạy đạt mọi yêu cầu là bạn thành công. Có một số thứ chúng ta có thể tìm hiểu trước trước khi vào ngành:
- Cảm biến, động cơ, van và các thiết bị tự động
- Các phương pháp đo đạc đại lượng vật lý
- Truyền số liệu và mạng truyền thông công nghiệp
- Vi xử lý, thiết kế PCB và hệ thống nhúng
- Lập trình C, lập trình thủ tục, lập trình hướng đối tượng
- Hệ thống số, kỹ thuật số, máy trạng thái
- PLC, PAC, IPC, các ngôn ngữ lập trình IEC61131-3
- SCADA, MES
- Lý thuyết điều khiển: PID, điều khiển mờ
- Robot, NC, CNC, điều khiển chuyển động
- Xử lý ảnh
- IoT, AI
- Các tiêu chuẩn công nghiệp
- Bản vẽ công nghiệp, P&ID, sơ đồ nguyên lý, CAD
Ờm..... quá nhiều phải không? Nhưng tin mình đi, đây mới chỉ là cơ bản để bạn trở thành 1 "thuật sư" tự động
2. Luận văn của mình, liệu có ăn được không?
Câu trả lời là không, tại đây không phải đồ ăn . Tuy nhiên, nó là đứa con tinh thần đáng trân trọng của mình, ấp ủ bao nhiêu tâm huyết, tương tư tình cảnh các kiểu con đà điểu trong đó. Để tạo ra nó, mình đã tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau..... à thôi, dừng xiaolin ở đây . Nó là thứ chỉ để giúp mình qua môn luận văn và dõng dạc chém gió và gáy khét với các thầy hội đồng. Cơ mà, có khá nhiều kỹ thuật đáng để các bạn tham khảo và phát triển thêm trong này.
Về mặt tổng thể, luận văn mình là một hệ thống tự động gần như đầy đủ các thành phần chính trong một nhà máy, từ các cảm biến, thu thập dữ liệu lên PLC, đến SCADA và IoT, tổng hợp CSDL. Vì ý định ban đầu của mình là nghiên cứu tổng quát về tự động hoá, nên mình không đi chi tiết vào từng phần, mà là làm toàn bộ. Một số kỹ thuật đáng chú ý được sử dụng bao gồm:
* Xây dựng kiến trúc hệ thống tự động
* Vận hành ảo
* Mô phỏng quá trình bằng Matlab
* Matlab C-Mex S-function
* Truyền thông Modbus TCP/IP
* Lập trình IPC Beckhoff dùng ngôn ngữ ST, chuẩn IEC61131-3
* Lập trình hướng đối tượng trong tự động hoá
* Thiết kế Beckhoff TwinCAT HMI
* Xử lý CSDL SQL trên IPC Beckhoff
* Truyền thông ADS
* Cấu trúc phần mềm, mô hình MVVM, MVP
* Lập trình C# WPF app
* Cơ chế hồi phục dữ liệu khi gián đoạn đường truyền
* Cài đặt MQTT lên Beckhoff IPC
* Xây dựng Webserver dùng Nodered
* Xây dựng CSDL NoSQL trên Webserver
* Bảo mật đường truyền, chuẩn bảo mật SSL, TLS
Đây đều là các từ khoá có thể search được trên GG. Một số link tham khảo có thể tìm thấy trong source luận văn của mình.
3. Suộc
Vậy là xong phần khai vị, giờ là đến món chính này. Đó là toàn bộ tài nguyên có liên quan đến luận văn mình. Mình mong rằng thế hệ sau sẽ có ai đó kế thừa và phát triển sâu hơn những gì mình đã làm được trong luận văn, và quan trọng hơn, là biến lý thuyết trở thành thực tế
Link GG Drive: Meo1
Link Github: Meo2
Link Demo Youtube: Meo3 (Nếu muốn, cày view cho mình nhé )
Cảm ơn các bạn đã đọc, chúc các bạn thành công (hoặc thành thụ)!