Khi đem mạch đi đặt thì cần lưu ý đến lớp
SMTOP và SMBOT:
- SMTOP >= TOP + 8mil (0.2mm)
- SMBOT >= BOT + 8mil (0.2mm)
Hai lớp này quy định phạm vi phủ xanh, nên cần có kích thước lớn hơn Pad linh kiện 1 chút xíu (ít nhất 8mil, theo quy định của 1 số cơ sở làm mạch in)
Nếu linh kiện của em có kích thước pad hàn là 70mil --> SMTOP hay SMBOT >= 78mil.
Lớp DRILL và DRLDWG: đây là 2 lớp xác định kích thước lỗ khoan (ngta sẽ khoan sẵn cho bạn), lưu ý định kích thước này cho đúng.
Đối với mạch 2 lớp, lỗ khoan này sẽ được tráng thiếc để pad lớp TOP và lớp BOT thông với nhau.
Do đó, nếu bạn định lỗ khoan này nhỏ hơn chân linh kiện => Đem về phải khoan thêm => Đứt mất lớp thiếc liên kết pad mặt trên và dưới.
Nếu lỗ khoan này cũng không nên to hơn chân linh kiện nhiều quá => Lắp linh kiện bị lỏng, không đẹp
34mil = 0.8mm: chân trở, tụ nhỏ
38mil = 1mm: chân diode, header, ...
Đối với các linh kiện lớn hơn thì lỗ khoan phải chỉnh to hơn cho phù hợp.
Đối với linh kiện dán: Bạn chỉ cần quan tâm tới lớp TOP, SMTOP (các lớp BOT, SMBOT, DRILL, DRLDWG
phải được chỉnh là "
undefined")
Ngoài ra trước khi đem mạch đi đặt, bạn nên chỉnh lại các chữ chú thích, tên linh kiện, ... nằm trên
lớp SSTOP (mặc định là màu trắng) cho gọn gàng.
Kích thước board được giới hạn bằng đường viền "Board outline", có thể vẽ board hình chữ nhật hoặc hình dạng tuỳ ý (với các hình phức tạp có thể nó tính thêm tiền cắt)