[Chống nhiễu] cho các sensor

cenakhoa

em thích màu hồng
Em hiện đang làm một cảm biến khoảng cách có tín hiệu trả về là adc 5v, do dây dẫn của cảm biến khá dài nên đôi lúc bị nhiễu rất khó chịu ( mặc dù đã xoắn dây). em có làm giảm nhiễu bằng phần mềm là lấy trung bình của 10 kết quả rồi mới xuất nhưng vẫn chưa hài lòng lắm. anh chị em nào có các chống nhiễu khác hoặc đề xuất mắc tụ lọc nhiễu như thế nào xin giúp em với :D em đã tra trên google nhưng mấy topic đa phầ dùng phần mềm cả

http://www.tme.vn/Product.aspx?id=968#page=pro_info

đây là con em đang dùng, mời mọi người xem qua
 
nhiễu kiểu mà lâu lâu sai giá trị thì chỉ có chỉnh trong code(so sánh mức thay đổi tín hiệu, nếu lớn quả thì loại bỏ), hoặc giảm bớt khoảng cách từ sensor đến MCU thôi:D con này chắc ko có nhiễu AC như m nói hồi sáng cena à:D
trong phần note có mấy hướng dẫn, đã làm theo chưa?
 

Manhdd

Cố Vấn CLB
Staff member
Dây dẫn của bạn bao nhiêu mà bạn bảo dài nhỉ?
Các phương pháp chống nhiễu tín hiệu bằng phần cứng mà mình biết là:
- Dùng tụ để lọc bỏ các gai nhiễu tần số cao.
- Dùng khuyếch đại vi sai để triệt nhiễu đồng pha.
- Chuyển tín hiệu từ áp sang dòng để truyền tải vì tín hiệu dòng không tổn hao do dây dẫn. Mạch chuyển tín hiệu có thể dùng Op-amp hay IC chuyên dụng.
 

cenakhoa

em thích màu hồng
data sheet chả có hướng dẫn loại nhiễu j cả :( dây dài cỡ 40cm lận, đối với trường hợp này thì mắc tụ như thế nào cậu nhỉ, mắc 1 tụ từ chân vout xuống gnd à ?
 
Bạn tham khảo con này XTR117 của TI
Nó có tính năng chuyển áp thành dòng để truyền đấy, bạn tìm hiểu thử hen.
 

bigboy061293

Thành Viên PIF
em có cách này: lấy liên tục 4 mẫu, sau đó so sánh nếu hoàn toàn bằng nhau thì lấy, nếu chỉ 1 mẫu sai thì lấy lại từ đầu cả 4 mẫu. theo cách này thì có vẻ dứt khoát hơn nhưng vẫn bị không ổn định.
mà công nhận anh chịu chơi thiệt :) con này hình như xài hồng ngoại, mà hồng ngoại thì ... không phải là "nhiễu" nữa mà là xả ra ào ào :)
 
Để mọi người dễ dàng giúp đỡ, mình nghĩ bạn nên miêu tả thêm về phần nhiễu mà bạn đã gặp phải.
Có sai số lớn so với khoảng cách thực tế không?
 
trong datasheet nè:
NOTES
• Keep the sensor lens clean. Dust, water, oil, and other contaminants can deteriorate the characteris-tics of this device. Applications should be designed to eliminate sources of lens contamination.
• When using a protective cover over the emitter and detector, ensure the cover efficiently transmits light throughout the wavelength range of the LED (λ = 850 nm ± 70 nm). Both sides of the protective cover should be highly polished. Use of a rotective cover may decrease the effective distance over which the sensor operates. Ensure that any cover does not negatively affect the operation over the intended application range.
• Objects in proximity to the sensor may cause reflec-tions that can affect the operation of the sensor.
• Sources of high ambient light (the sun or strong arti-ficial light) may affect measurement. For best results, the application should be designed to prevent interference from direct sunlight or artificial light.
• Using the sensor with a mirror can induce measurement errors. Often, changing the incident angle on the mirror can correct this problem.
• If a prominent boundary line exists in the surface being measured, it should be aligned vertically to avoid measurement error. See Figure 6 for further details.
• When measuring the distance to objects in motion, align the sensor so that the motion is in the horizontal direction instead of vertical. Figure 7 illustrates the preferred alignment.
• A 10 µF (or larger) bypass capacitor between VCC and GND near the sensor is recommended.
• To clean the sensor, use a dry cloth. Use of any liquid to clean the device ma y result in decreased sensitivity or complete failure.
• Excessive mechanical stress can damage the internal sensor or lens.
Có lẽ không cần dịch giùm cena đâu:)) Nhiêu đó thử đi rồi report xem còn nhiễu không nhé.
 

IceSandwich

Thành Viên PIF
em có cách này: lấy liên tục 4 mẫu, sau đó so sánh nếu hoàn toàn bằng nhau thì lấy, nếu chỉ 1 mẫu sai thì lấy lại từ đầu cả 4 mẫu. theo cách này thì có vẻ dứt khoát hơn nhưng vẫn bị không ổn định.
mà công nhận anh chịu chơi thiệt :) con này hình như xài hồng ngoại, mà hồng ngoại thì ... không phải là "nhiễu" nữa mà là xả ra ào ào :)
Lấy mẫu ADC thì khó lấy 4 mẫu liên tục y như nhau, độ phân giải càng cao càng khó giống nhau, vẫn có 1 sai số cho phép. Nếu vọt lố quá lớn so với các giá trị so sánh thì xem như nhiễu thì có vẻ hiệu quả hơn khi chu kì lấy mẫu nhỏ :)

trong datasheet nè:

Có lẽ không cần dịch giùm cena đâu:)) Nhiêu đó thử đi rồi report xem còn nhiễu không nhé.
Anh Cena không đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng :D
 

cenakhoa

em thích màu hồng
cái note đó ta đọc rồi long à, • A 10 µF (or larger) bypass capacitor between VCC and GND near the sensor is recommended.

=> gắn tụ vào là nó liệt ko chạy đc nữa :(( chả bít bị sao

hiện tượng nhiễu rất lớn, vị dụ khoảng cách là 30cm tự nhiên có cái kết quả 70 xen vào khoảng 1s rồi thành 30 tiếp
 
thế thì mạch có vấn đề, chứ tụ bypass giữa Vcc và GND gần chip không bao giờ làm ảnh hưởng tới hoạt động cả:D
xem có chạm dây ở đâu không?
 
mày thử dùng IC chuyển áp sang dòng đi Cena ơi !!, mà mày xem lại chỗ cái tụ đi, thằng Long nói đúng á cái tụ Bypass 10uf chẳng bao h ảnh hưởng tới sự hoạt động cả.
 

bigboy061293

Thành Viên PIF
Lấy mẫu ADC thì khó lấy 4 mẫu liên tục y như nhau, độ phân giải càng cao càng khó giống nhau, vẫn có 1 sai số cho phép. Nếu vọt lố quá lớn so với các giá trị so sánh thì xem như nhiễu thì có vẻ hiệu quả hơn khi chu kì lấy mẫu nhỏ :)



Anh Cena không đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng :D
cái đó anh Ngân chỉ em hôm thi DID đó :)
 
Top